Phân khúc thị trường có lẽ là một khái niệm vô cùng quen thuộc đối với dân marketing. Thế nhưng, việc nắm rõ vai trò, cách triển khai hoặc quy trình tạo ra một chiến lược phân khúc thị trường như thế nào để chính xác không phải một số ai cũng có thể làm được. Tại sao lại như thế? Mời bạn tìm hiểu và theo dõi các phân tích của Nhà Đất Miền Bắc chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé.
Phân khúc thị trường trong lĩnh vực marketing cơ bản chính là một phương pháp tiếp thị mục tiêu, trái ngược hoàn toàn với hình thức tiếp thị đại trà. Mục đích của việc phân khúc thị trường chính là thiết lập, sắp xếp và cắt nhỏ thị trường ra thành từng khúc, hoặc liên kết lại thành từng nhóm nhỏ, với điều khoản khác nhau theo các tiêu chí cho trước chứ không phải cố định không đồng nhất thành đồng nhất. Sau đó tập trung phân tích, đo lường, để tạo hiệu quả tiếp cận khách hàng một cách chuẩn xác và chi tiết nhất.
Vì sao phải phân khúc thị trường? Tại sao phân khúc thị trường lại trở nên thông dụng, lựa chọn với doanh nghiệp hiện nay? Hiện nay các doanh nghiệp đang ngày càng chú trọng đến hình thức phân khúc thị trường nhằm nhắm tới và tìm ra các phân khúc khách hàng tiềm năng, định vị sản phẩm, định vị thị trường đem lại giá trị bền vững hơn trong tương lai. Xây dựng mối quan hệ khách hàng sâu sắc hơn, thu hút khách hàng hơn.
Một phân khúc thị trường có thể có quy mô và mức tăng trưởng mong muốn, nhưng lại thiếu tiềm năng sinh lời. Công ty muốn tìm một thị trường mục tiêu cực kỳ hấp dẫn, nhưng môi trường cạnh tranh trong thị trường đó ít khốc liệt.
Phân khúc thị trường là hình thức phân tích và chia nhỏ khách hàng mục tiêu, phục vụ cho kế hoạch phát triển lâu dài
Đánh giá phân khúc thị trường là gì? Làm như thế nào để đánh đúng phân khúc trọng tâm. Có các loại phân khúc thị trường nào? Có khá nhiều cách phân đoạn thị trường, phân tích phân khúc thị trường trong đó phổ biến nhất là bốn tiêu thức sau:
Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học tức là chia tập khách hàng trên khắp lãnh thổ nước ta thành nhiều nhóm dựa trên cơ sở các yếu tố: giới tính, tuổi tác, quy mô gia đình, thu nhập gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tôn giáo, chủng tộc,… Ở mỗi phân đoạn khách hàng khác nhau sẽ có hành vi, sở thích, nguyện vọng, quan điểm… không giống nhau. Vì thế các biến thuộc nhân khẩu học được ứng dụng khá nhiều trong phân khúc thị trường.
Đây là cách phân khúc thị trường dựa trên lối sống, suy nghĩ, thói quen sinh hoạt, các hoạt động… của từng cá nhân. Từ đó tìm ra những giải pháp đáp ứng cho nhu cầu của từng nhóm khách hàng trong phân đoạn tâm lý.
Ví dụ phân khúc thị trường của thương hiệu Zara: Zara được định hình trong tâm trí khách hàng là một thương hiệu thời trang chuyên cung cấp những sản phẩm mới nhất, khác biệt nhất và đa dạng nhất. Như vậy, tệp khách hàng Zara hướng đến sẽ là nhóm người trẻ, yêu thích sự thay đổi và có xu hướng mua sắm trang phục đa phong cách theo mùa.
Khi phân đoạn theo địa lý, thị trường sẽ được chia theo từng khu vực, vùng miền, khí hậu, mật độ dân cư,… Nhìn chung cách phân khúc thị trường này có tính phổ biến cao vì dễ thực thi và giúp doanh nghiệp tiến hành các chiến dịch marketing theo từng khu vực tốt hơn.
Chẳng hạn nước ta có 3 vùng miền chính đó là Bắc, Trung, và Nam. Ở mỗi thành phố lớn lại chia thành các quận trung tâm, thị trấn, thị xã, huyện… Tất nhiên nếu công ty bạn có điều kiện tài chính vững mạnh cùng độ “chịu chi” cao, thì có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo từng nhóm khách hàng ở vùng miền khác nhau. Qua đó giúp tăng khả năng tiếp cận và nhận diện thương hiệu.
Ở phân đoạn hành vi tiêu dùng, khách hàng thường được phân loại thành các nhóm dựa vào sự hiểu biết, thái độ, cách thức mua hàng, mức độ trung thành, số lần mua hàng, cách phản ứng đối với sản phẩm….
Ở mỗi phân đoạn phân khúc thị trường sẽ có những tệp khách hàng mục tiêu, giúp bạn thực thi các chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn
Sau khi tìm được phân khúc thị trường phù hợp sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, bạn sẽ biết rõ đối tượng đang nói chuyện, tiếp thị. Từ đó tạo ra các thông điệp bán hàng mạnh mẽ, đúng người, đúng thời điểm.
Với vô vàn các chiến lược marketing có sẵn, bạn sẽ gặp khó khăn để quyết định và lựa chọn chiến thuật thích hợp nhằm tiếp thị sản phẩm của mình. Do đó nếu phân khúc thị trường thành nhiều nhóm khách hàng khác nhau, bạn có thể áp dụng từng chiến lược cụ thể. Kết quả là vừa nâng cao hiệu quả hoạt động marketing vừa tiếp cận khách hàng nhanh hơn.
Quảng cáo càng hướng đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, càng giúp doanh nghiệp tạo ra những chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Vậy tìm khách hàng mục tiêu bằng cách nào? Sử dụng hình thức phân khúc thị trường sẽ hỗ trợ bạn phân loại khách hàng theo từng nhóm tuổi, vị trí địa lý, thói quen mua hàng, sở thích….
Sau khi khai thác danh sách khách hàng tiềm năng bằng phân khúc thị trường, bạn có thể tung ra thông điệp và kế hoạch tiếp thị rõ ràng. Từ đó tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành các đơn hàng có giá trị.
Vì các thông điệp được tạo ra cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu, do đó nó sẽ mang tính khác biệt và nổi bật hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.
Tập trung vào phân khúc thị trường khách hàng cụ thể giúp đem đến khác biệt to lớn cho thương hiệu
Thông qua hiệu quả đạt được từ kế hoạch phân khúc thị trường, bạn sẽ có được những nhóm khách hàng trung thành, giúp gắn kết mối quan hệ lâu dài, bền chặt hơn với thương hiệu.
Để tạo chiến lược phân khúc thị trường, sẽ có 5 bước chính sau đây:
Chắc hẳn ở đa số các doanh nghiệp dù mới thành lập hay đã có tuổi đời lâu cũng đều sở hữu một lượng khách hàng hiện tại kha khá. Đây sẽ là tệp khách hàng được dùng để bắt đầu quá trình phân đoạn thị trường. Các cách thức để phân tích đối tượng khách hàng hiện tại gồm có:
Bạn có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng để sử dụng sản phẩm và đặt câu hỏi liên quan đến bốn loại phân đoạn thị trường. Từ đó tìm ra đặc điểm chung của từng người một.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sử dụng các công cụ quản lý khách hàng và hệ thống điểm bán hàng. Vậy thì bạn chỉ cần thu thập các dữ liệu này để tìm ra các xu hướng khiến khách hàng mua hàng, đến cửa hàng bạn, hoặc đâu là sản phẩm bán chạy nhất…
Nếu doanh nghiệp bạn có website riêng, hãy tận dụng công cụ Google Analytics để phân tích hành vi khách hàng khi truy cập trang web, có mua hàng không, khách hàng ở lại trên trang khoảng bao lâu, hoặc khách hàng tìm thấy website của bạn bằng cách nào….
Với các giai đoạn đầu tiên trên, bạn sẽ nhận diện được đâu là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Sau đó tập hợp các dữ liệu để tạo ra một khách hàng có đầy đủ các mô tả mà bạn muốn hướng đến thật chính xác.
Hình 4: Giai đoạn mô tả tính cách khách hàng dựa trên các dữ liệu thu thập đóng vai trò quan trọng giúp bạn tìm ra phân khúc thị trường phù hợp
Khi bạn có được bản mô tả khách hàng mục tiêu, bạn hãy triển khai cách thức tìm kiếm phân khúc thị trường thông qua các câu hỏi sau đây:
Từ những câu hỏi trên, bạn hãy xác định một vài phân khúc thị trường có thể đem đến cơ hội. Sau đó tiến hành nghiên cứu để lọc ra những phân khúc khả thi nhất.
Mục đích của nghiên cứu thị trường chính là xác minh xem phân khúc bạn tìm thấy có thực sự là lựa chọn tốt hay không và ai sẽ quan tâm đến phân khúc này. Giải pháp hiệu quả nhất để nghiên cứu thị trường hiện nay là nghiên cứu dựa trên từ khóa thông qua công cụ Google Keyword Planner.
Ở công cụ này, bạn có thể đo lường mức độ quan tâm và tính cạnh tranh của sản phẩm lẫn khách hàng.
Có thể ở giai đoạn tìm ra một thị trường mới, bạn sẽ cảm thấy phấn khởi và vui mừng. Tuy nhiên đừng vội vàng, hãy kiên nhẫn kiểm tra lại bằng các chiến dịch tiếp thị để tối ưu thị trường một cách hiệu quả và tốt nhất.
Tổng kết:
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết giúp giải đáp thắc mắc nhận phân khúc thị trường là gì, tại sao phải sử dụng phân khúc thị trường để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Bạn có thể tìm hiểu thêm phân khúc thị trường người tiêu dùng, phân khúc thị trường quốc tế.
Khi nói đến thị trường quốc tế thì phải khảo sát, phân biệt, tìm hiểu thật kỹ mức độ đảm bảo phát triển kinh tế, văn hoá và chính trị ở từng quốc gia. Hy vọng các nội dung sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này, cũng như cách tạo ra chiến lược hiệu quả nhé. Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
☎ Hotline 24/7 : 0833 09 6666