logo-nha-dat-mien-bac

Thủ Tục Đăng Ký Tạm Trú Cho Người Thuê Nhà

# Nhà Đất Miền Bắc | 11/08/2021

Mỗi công dân đều có quyền lựa chọn nơi ở, chỗ cư trú mà không có sự can thiệp của pháp luật, tuy nhiên khi thay đổi nơi ở trong thời gian dài, bạn cần tiến hành đăng ký tạm trú.

Điều này là bắt buộc và là nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Vậy đăng ký tạm trú gồm những bước nào, cũng như mức phạt khi không đăng ký như thế nào? Cùng Nhà Đất Miền Bắc tìm hiểu chi tiết nhé.

Tạm trú là gì?

Tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Có thể hiểu đây là nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn ngoài nơi thường trú của công dân. Việc Đăng ký tạm trú chính là nghĩa vụ công dân của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp Sổ tạm trú.

Tại sao phải đăng ký tạm trú?

Ngoài nơi cư trú thường xuyên, nếu bạn di chuyển đến một địa điểm khác trong thời gian dài, thực hiện đăng ký tạm trú là điều hoàn toàn bắt buộc. Thông qua việc đăng ký tạm trú, có quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ biết rõ nơi bạn đang lưu trú, sinh sống. Nhờ đó góp phần đảm bảo tư pháp an ninh và trật tự xã hội ở mỗi địa phương trên cả nước.

Bên cạnh đó, quyền lợi của mỗi công dân khi hoàn thành nghĩa vụ đăng ký tạm trú là làm các thủ tục mua bán được thuận lợi, tránh mất thời gian hơn. Chẳng hạn như nhu cầu mua nhà, mua đất, mua xe máy, ô tô, đăng ký kinh doanh, vay vốn ngân hàng…

đăng ký tạm trú

Đăng ký tạm trú có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cơ quan chính quyền mà còn ảnh hưởng tới đời sống công dân.

Khi nào phải đăng ký tạm trú?

Theo khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006, người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn.

Trường hợp có tới đăng ký địa chỉ tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đã đăng ký tạm trú thì người đó sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú.

Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký tạm trú từ 01/7/2021

Điều kiện phải đăng ký tạm trú

Theo điều 27 của Luật cư trú 2020 mới nhất quy định, công dân đang sinh sống và làm việc tại khu vực nằm trong đơn vị hành chính cấp xã và có thời hạn lưu trú trên 30 ngày cần phải tiến hành đăng ký tạm trú.

Đăng ký tạm trú cần giấy tờ gì?

Căn cứ vào điều 28 Luật Cư trú năm 2020, khi đăng ký tạm trú bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú
  • Giấy tờ chứng tỏ chỗ ở hợp pháp.

Lưu ý: Với người đăng ký tạm trú chưa đủ 18 tuổi, trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú cần ghi rõ đã được sự chấp thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Thủ tục đăng ký tạm trú 

  • Bước 1: Cá nhân đăng ký tạm trú đem đầy đủ hồ sơ lên Công an cấp xã – nơi đang tạm sinh sống để nộp.
  • Bước 2: Sau khi cơ quan địa phương tiếp nhận sẽ cấp cho bạn một phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chuẩn bị chưa đầy đủ, cơ quan sẽ hướng dẫn bổ sung. 
  • Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Công an cấp xã sẽ cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới lên hệ thống và thông báo đến bạn. Trong trường hợp từ chối đăng ký, cơ quan sẽ gửi bạn một văn bản hỏi đáp giải trình và nêu rõ lý do.

Chú ý: Thời hạn có hiệu lực của giấy tạm trú tối đa là 2 năm. Sau 2 năm, trước 15 ngày kết thúc bạn phải gia hạn tạm trú tiếp tục theo các bước trên.

đăng ký tạm trú

Quy trình, thủ tục đăng ký tạm trú khá đơn giản và không mất nhiều thời gian

Hướng dẫn đăng ký tạm trú online

  • Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú thông qua website dichvucong.dancuquocgia.gov.vn. Chọn ô “Tạm trú”. 
  • Bước 2. Nhấn vào đăng ký trực tuyến để thiết lập tài khoản. Sau khi đăng nhập thành công, bạn chọn ô “Tài khoản Cổng DVC Quốc Gia/ Tài khoản cơ sở cho thuê lưu trú”.
  • Bước 3. Bạn điền đầy đủ thông tin cá nhân vào.
  • Bước 4. Bấm chọn “Lưu và gửi hồ sơ” là hoàn tất quá trình đăng ký tạm trú. Sau vài ngày tiếp nhận hồ sơ online của bạn, cơ quan chức năng tiến hành xác minh và giải quyết nhanh chóng. Với cách thức này, việc đăng ký trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Vì sao cần đăng ký tạm trú khu chuyển đến chổ ở mới

Đăng ký tạm trú là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền đăng ký nơi tạm trú của mình với cán bộ xã/ phường/ thị trấn nơi mình ở để được cơ quan này cấp sổ tạm trú cho họ.  Đăng ký tạm trú tạm vắng là quyền và nghĩa vụ của công dân. 

đăng ký tạm trú

Đăng ký tạm trú có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cơ quan chính quyền mà còn ảnh hưởng tới đời sống công dân.

Một số lý do bắt buộc bạn phải đăng ký tạm trú ngay khi chuyển chỗ ở mới:

Quản lý dân số

Thực hiện việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân nhằm giúp chính quyền địa phương quản lý tốt dân số khu vực của mình. Còn giúp tiến hành thống kê dân số chính xác để phục vụ cho quá trình quản lý dân số của nhà nước.

Lý do công việc

Thông thường chuyển việc hoặc chuyển công tác là lý do khiến bạn phải chuyển chỗ ở mới. Do đó, nơi làm việc mới cũng đòi hỏi bạn cung cấp tạm trú hiện tại.

Xử lý tranh chấp

Hợp đồng thuê nhà có thêm điều khoản về tạm trú tạm vắng. Việc này sẽ giúp cho hai bên tránh khỏi những tranh chấp khi bị phạt do lỗi của một trong hai phía.

Điều kiện để một người đăng ký tạm trú là:

  • Người đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn;
  • Trường hợp đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, học tập tại nơi đã đăng ký tạm trú thì người đó sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú.

Thủ tục đăng ký làm tạm trú cho người thuê nhà

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú cho người thuê nhà

  • Bản khai nhân khẩu;
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  • Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở);
  • Trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký khai báo tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
  • Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
  • Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã;
  • Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở (đã có nhà ở trên đất đó);
  • Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
  • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
  • Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở;
  • Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp:

  • Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
  • Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã);

Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú

Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký tạm trú:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp;
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ;

Lưu ý:

  • Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đăng ký tạm trú tạm vắng cho người thuê nhà, công dân sẽ được đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú;
  • Lệ phí đăng ký tạm trú: Theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC).

Nhận kết quả đăng ký tạm trú

  • Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú: Nộp lệ phí và nhận Sổ tạm trú;
  • Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp.

Lưu ý: 

Kiểm tra lại các thông tin được ghi trong sổ tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

Ai là người có trách nhiệm đăng ký tạm trú?

  • Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
  • Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì bị phạt tiền từ từ 100.000 đến 300.000 đồng.
  • Thông thường khi mới thuê nhà/ phòng, người cho thuê thường yêu cầu bạn trình CMND hoặc Căn cước công dân và hình thẻ để chủ nhà khai báo tạm trú với cơ quan địa phương. 
  • Người đi thuê phải tự mình đi khai tạm trú với UBND phường/ xã/ thị trấn nơi cư trú.

KHÔNG ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ PHẠT BAO NHIÊU?

Theo quy định Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú sẽ bị phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú;
  • Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng: Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
  • Phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng: Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú; Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó…

Theo đó, cá nhân hay chủ hộ gia đình không đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.

PHÂN BIỆT CƯ TRÚ, THƯỜNG TRÚ VÀ TẠM TRÚ

Khái niệm Cư trú là chỗ ở hợp pháp mà công dân thường xuyên sinh sống.

Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Thường trú Tạm trú Lưu trú
Là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú Là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú
Thời hạn cư trú Không có thời hạn Có thời hạn Có thời hạn
Nơi đăng ký thời hạn cư trú Tại công an quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương hoặc tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh và được cấp sổ hộ khẩu. Tại công an xã, phường, thị trấn và được cấp sổ tạm trú. Tại công an xã, phường, thị trấn
Điều kiện đăng ký Đăng ký thường trú tại tỉnh:

– Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó.

Đăng ký thường trú tại Thành phố trực thuộc trung ương:

Đáp ứng một trong các trường hợp sau:

– Có chỗ ở hợp pháp

– Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình

– Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

– Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình…

Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau.

Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần

Kết quả đăng ký Được cấp Sổ hộ khẩu hoặc nhập tên vào Sổ hộ khẩu Được cấp Sổ tạm trú hoặc nhập tên vào Sổ tạm trú Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú

Không đăng ký tạm trú có bị phạt không?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về trường hợp không đăng ký tạm trú tạm vắng phạt bao nhiêu như sau:

  • Đối với cá nhân hoặc hộ gia đình không đăng ký tạm trú: phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.
  • Đối với trường hợp cố ý tẩy, chỉnh sửa làm sai nội dung giấy tạm trú hoặc giấy tờ liên quan: phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.
  • Đối với trường hợp khai man, giả mạo giấy tờ khi đăng ký tạm trú hoặc làm giả, cho người khác đăng ký tạm trú tại nơi ở nhưng người đó không sống tại chỗ đăng ký: phạt tiền từ 2-4 triệu đồng
đăng ký tạm trú

Mọi trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến tạm trú đều bị phạt tiền

Trường hợp nào sẽ bị xóa đăng ký tạm trú?

Dựa theo Điều 24 Luật cư trú 2020 quy định, các trường hợp bị xóa tạm trú gồm:

  • Đã chết hoặc mất tích theo quyết định của Tòa án.
  • Công dân định cư tại nước ngoài.
  • Người vắng mặt ở nơi thường trú hơn 12 tháng, tuy nhiên lại không thấy đăng ký tạm trú tại khu vực khác. Trừ một số trường hợp như đang ở tù, bị đưa vào cơ sở giáo dục, xuất cảnh ra nước ngoài, đang cai nghiện bắt buộc, ở trường giáo dưỡng.
  • Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, không được nhập quốc tịch Việt Nam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
  • Người đã chuyển nơi ở, không còn đăng ký tạm trú tại nơi thuê, mượn, ở nhờ sau 12 tháng kể từ ngày hợp đồng thuê chấm dứt.
  • Người thuê, mướn chỗ ở tại nơi hợp pháp nhưng do đổi chủ sở hữu nên chưa được đăng ký tạm trú mới sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu.
  • Người đã đăng ký thường trú nhưng chuyển nhượng nơi ở cho người khác nhưng không được chủ nhà đồng ý giữ đăng ký tạm trú tại chỗ ở đó.
  • Công dân đăng ký tạm trú tại địa điểm đã bị dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Trên đây là tổng hợp những tin tức hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về cách đăng ký tạm trú cho người thuê nhà, hồ sơ làm đăng ký tạm trú. Kèm theo đó là mức xử phạt theo quy định nếu không tuân thủ quy trình đăng ký tạm trú. Hy vọng bài viết đã cung cấp nội dung đầy đủ cho bạn nhé.

Tham khảo thêm:




Đăng ký để nhận ngay

Bảng giá & chính sách chiết khấu

GREEN DIAMOND 93 LÁNG HẠ