logo-nha-dat-mien-bac

Trình tự làm thủ tục mua nhà ở xã hội và thắc mắc thường gặp

# Nhà Đất Miền Bắc | 08/08/2021

Nhà ở xã hội từ lâu đã được triển khai khá nhiều ở nước ta. Đây là một dạng bất động sản giá rẻ do nhà nước xây dựng nhằm hỗ trợ về nhà ở cho nhóm người có thu nhập thấp. Vậy nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua? Quy trình, thủ tục mua nhà ở xã hội diễn ra như thế nào? Cùng Nhà Đất Miền Bắc khám phá tất tật trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về việc thủ tục mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức phi lợi nhuận xây dựng và chịu trách nhiệm quản lý. Mục đích chủ yếu của nhà ở xã hội chính là hỗ trợ công chức nhà nước nằm trong danh sách ưu tiên hoặc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn sở hữu được một căn nhà dễ dàng. 

thủ tục mua nhà ở xã hội

Quy mô nhà ở xã hội thường rất lớn và khang trang

Đối tượng mua nhà ở xã hội 

  • Những chiến sĩ có công với cách mạng tuân theo quy định pháp luật.
  • Những hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo tại tất cả các khu vực nông thôn và đô thị.
  • Các hộ gia đình sinh sống trong khu vực nông thôn thường chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu.
  • Cá nhân có thu nhập thấp đang sống và làm việc tại khu vực đô thị.
  • Người lao động làm việc ở doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
  • Đội ngũ làm việc trong các cơ quan công an gồm: 
  • Sĩ quan
  • Hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan kỹ thuật
  • Quân nhân chuyên nghiệp
  • Công nhân trong cơ quan
  • Quân đội nhân dân
  • Cán bộ, công nhân viên chức theo quy định của pháp luật.
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ được cấp
  • Hộ gia đình, cá nhân nằm trong danh sách bị thu hồi đất và phải giải toả nhà ở chưa được Nhà nước bồi thường.

Nhà ở xã hội sở hữu bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Điều 55 Luật nhà ở 2014 quy định, việc sở hữu nhà ở xã hội trong bao lâu sẽ dựa vào 2 yếu tố đó là Cấp độ của công trình và kết quả kiểm nghiệm chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở.

Mỗi cấp độ của công trình sẽ tương ứng với thời hạn sử dụng nhà ở xã hội như sau: 

  • Công trình cấp 4: thời hạn sử dụng dưới 20 năm.
  • Công trình cấp 3: thời hạn sử dụng từ 20 – 50 năm.
  • Công trình cấp 2: thời hạn sử dụng từ 50 – 100 năm.
  • Công trình cấp 1: thời hạn sử dụng trên 100 năm.

Nhà ở xã hội có được bán, cho thuê không?

Theo điều 62 Luật nhà ở, quy định:

  • Đối với hợp đồng thuê nhà ở xã hội, thời gian thuê hoặc cho thuê tối thiểu là 5 năm. Trong quá trình thuê nhà ở xã hội, bên sử dụng không được cho thuê lại, hoặc cho mượn. Trường hợp bên thuê không sử dụng nhà ở, có thể chấm dứt hợp đồng và trả lại nhà.
  • Từ thời điểm thanh toán 100% số tiền mua nhà, bên mua không được quyền bán lại nhà ở trong thời hạn ít nhất 5 năm. Trừ trường hợp người mua thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội hoặc đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó. Giá bán nhà ở phải bằng hoặc thấp hơn giá bán nhà ở xã hội tại thời điểm bán. Người bán không cần nộp thuế thu nhập cá nhân.
  • Sau thời hạn 5 năm tình từ ngày trả hết tiền mua nhà, đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và nộp thuế, nộp tiền sử dụng đất theo quy định, bên mua có quyền bán lại nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường. 

Tóm lại với những phân tích trên thì nhà ở xã hội có thể được bán, cho thuê và chuyển nhượng khi thỏa các điều kiện: sau 5 năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế, nộp tiền sử dụng đất.

thủ tục mua nhà ở xã hội

Người đang thuê, sở hữu nhà ở xã hội vẫn được bán hoặc cho thuê lại khi đáp ứng đủ điều kiện quy định

Những giấy tờ quan trọng trong thủ tục mua nhà ở xã hội

Sau đây là các loại giấy tờ nhất định phải chuẩn bị sẵn trước khi làm thủ tục mua nhà ở xã hội:

Giấy tờ chứng minh bạn thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội

TT Đối tượng Giấy tờ chứng minh bắt buộc
1 Người có công với cách mạng theo quy định
  • Giấy tờ chứng minh thuộc nhóm người có công với cách mạng theo quy định
  • Giấy tờ xác nhận thực trạng nhà ở và chưa được Nhà nước hỗ trợ do UBND cấp xã cấp.
2 Hộ gia đình cá nhân có thu nhập thấp, hoặc nằm trong hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực đô thị.
  • Giấy xác nhận thực trạng nhà ở của cơ quan, tổ chức đang làm việc.
3 Cá nhân đang làm việc ở doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
4 Người làm việc trong các cơ quan quân đội và công an
5 Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định 
6 Người đã trả lại nhà ở công vụ
  • Giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà ở công vụ về việc đã hoàn trả nhà ở công vụ.
7 Hộ gia đình, cá nhân nằm trong nhóm bị thu hồi đất, bị phá dỡ nhà mà chưa nhận bồi thường từ Nhà nước
  • Giấy chứng thực hộ gia đình, cá nhân có tên trong danh sách thu hồi đất, nhà ở do của cơ quan có thẩm quyền cấp (Bản sao).
  • Giấy xác nhận của UBND cấp huyện về việc đất, nhà ở của gia đình, cá nhân chưa được Nhà nước bồi thường.

Giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú khi làm thủ tục mua nhà ở xã hội

  • Thủ tục mua nhà ở xã hội với trường hợp người đăng ký xin mua, thuê nhà ở xã hội đã có hộ khẩu thường trú tại khu vực có nhà ở xã hội đó, cần chuẩn bị một giấy chứng thực hộ khẩu thường trú (bản sao).
  • Thủ tục mua nhà ở xã hội với trường hợp người đăng ký xin mua, thuê nhà ở xã hội chưa có hộ khẩu thường trú, bắt buộc chuẩn bị một giấy chứng thực đăng ký tạm trú (bản sao) và một giấy chứng thực hợp đồng lao động 1 năm trở lên (bản sao)/ hoặc giấy chứng nhận đã đóng bảo hiểm xã hội nơi khu vực đăng ký mua nhà ở xã hội.
thủ tục mua nhà ở xã hội

Hình 3: Các giấy tờ chứng minh đóng vai trò rất quan trọng khi muốn mua, thuê nhà ở xã hội

Giấy tờ chứng minh điều kiện thu nhập

TT Đối tượng Giấy tờ chứng minh bắt buộc
1 Người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp trong và ngoài KCN.
  • Giấy xác nhận mức thu nhập nằm trong nhóm người không phải nộp thuế thu nhập do cơ quan, đơn vị đang làm việc cấp.
2 Người làm việc trong các cơ quan quân đội và công an
3 Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định 
4 Hộ gia đình cá nhân có thu nhập thấp, hoặc nằm trong hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực đô thị
  • Giấy tờ tự kê khai về mức thu nhập đồng nghĩa với việc tự chịu trách nhiệm về thông tin đã khai.
  • Xác minh thuế thu nhập từ Cục thuế địa phương (trường hợp này có thể có hoặc không)

 

Hướng dẫn làm thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khi làm thủ tục mua nhà ở xã hội

Dựa theo Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 20/2016/TT-BXD, bên mua nhà ở xã hội cần chủ động chuẩn bị các hồ sơ gồm giấy tờ sau:

  • Tờ đơn đăng ký mua nhà ở xã hội (theo mẫu)
  • Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện thu nhập.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, bên mua nhà ở xã hội đem đầy đủ hồ sơ đã chuẩn bị đến nộp cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư tiếp nhận hồ sơ phải ghi và giao giấy biên nhận cho người đến nộp. 

Sau khi kiểm tra hồ sơ và thấy không hợp lệ hoặc còn thiếu giấy tờ, chủ đầu tư cần báo lại với bên mua để tiến hành bổ sung, hoàn thiện. Hồ sơ được trả lại phải đi kèm với lý do chưa giải quyết và bị trả lại. Trường hợp hồ sơ được thông qua, chúng ta sẽ đến bước tiếp theo dưới đây.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu về đăng ký thủ tục mua nhà ở xã hội

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội có nghĩa vụ nộp danh sách các đối tượng đã thông qua hồ sơ theo thứ tự ưu tiên cho Sở Xây dựng địa phương. Lúc này Sở Xây dựng địa phương sẽ tiếp nhận danh sách bên mua để kiểm tra lại để loại trừ đối tượng đã được hỗ trợ nhiều lần.

Với những đối tượng đã được hỗ trợ mua tại dự án khác, Sở Xây dựng địa phương có quyền xóa tên trong danh sách được mua dự án hiện tại. Đồng thời gửi văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết.

Tính từ thời điểm nhận được danh sách, sau 15 ngày làm việc, nếu Sở Xây dựng địa phương không có phản hồi gì, chủ đầu tư có quyền thông báo đối tượng được duyệt mua nhà ở xã hội trong dự án của mình. Sau đó, bên mua và chủ đầu tư sẽ đi đến thỏa thuận và ký hợp đồng.

Kể từ ngày ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án phải nộp lại danh sách người mua về cho Sở Xây dựng địa phương. Mục đích là để Sở Xây dựng địa phương lưu trữ hồ sơ, và công bố công khai trong thời hạn 30 ngày. Cuối cùng, chủ đầu tư dự án cũng cần công bố danh sách người mua ở trụ sở làm việc để mọi người cùng biết.

thủ tục mua nhà ở xã hội

Thủ tục mua nhà ở xã hội không khó nếu bạn có sự chuẩn bị chu đáo

Trên đây là bài viết chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về từng bước trong thủ tục mua nhà ở xã hội, hy vọng bạn sẽ thực hiện đúng trình tự để có sự chuẩn bị tốt nhất, tránh làm mất thời gian của chính mình nhé.

Có thể bạn quan tâm:




Đăng ký để nhận ngay

Bảng giá & chính sách chiết khấu

GREEN DIAMOND 93 LÁNG HẠ