logo-nha-dat-mien-bac

Nhà ở xã hội là gì? Đặc điểm và điều kiện được mua nhà ở xã hội

# Nhà Đất Miền Bắc | 09/08/2021

Thị trường bất động sản không ngừng biến động trước sự ra đời của hàng loạt dự án căn hộ chung cư cao cấp, sang trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng sở hữu một căn nhà với mức giá cao như thế. Do vậy mà các nhà đầu tư và chính phủ đã cân nhắc, xây dựng nên các dự án khu nhà ở xã hội dành riêng cho người có thu nhập thấp. 

Vậy nhà ở xã hội là gì, điều kiện và thủ tục mua nhà ở xã hội như thế nào? Cùng Nhà Đất Miền Bắc tìm hiểu và khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu nhà ở xã hội là gì

Định nghĩa nhà ở xã hội là gì? (viết tắt: NOXH là gì?) đây là câu hỏi của nhiều người thu nhập thấp hiện nay luôn tìm kiếm cho mình một ngôi nhà. Không phải là một khái niệm mới mẻ đối với nhiều người, song để chắc chắn bạn hiểu rõ đặc điểm của loại hình này, hãy theo dõi nội dung sau:

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì ? Đó là một dự án về nhà ở được cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc các tổ chức phi lợi nhuận đứng ra xây dựng và quản lý. Đối tượng nào được chọn mua nhà ở xã hội? ưu và nhược điểm liên quan của nhà xã hội là gì? Bạn cũng có thể xem xét hay đánh giá các yếu tố khác liên quan trước khi quyết định có mua hay không?

Loại hình nhà ở xã hội chỉ dành riêng cho những đối tượng có phần nằm trong chính sách ưu tiên được quy định bởi nhà nước. Mục đích là cung cấp thêm các căn hộ giá rẻ hơn thị trường đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn.  Sự ra đời của các dự án nhà ở xã hội đã giải quyết đáng kể những khó khăn về nhà ở cho cư dân thu nhập thấp đang sinh sống tại những thành phố lớn. Lãi suất cho vay nhà ở xã hội là 4,8%/năm. 

Nhà ở xã hội là gì

Nhà ở xã hội giúp giải quyết tốt nỗi lo mua nhà của những người có thu nhập thấp

Đặc điểm của nhà ở xã hội là gì

Nhà ở xã hội là gì? và nhà ở xã hội (NOXH) có hai loại hình chủ yếu đó là:

Nhà chung cư

Đối với nhà ở xã hội là nhà chung cư, chủ đầu tư sẽ thiết kế, xây dựng theo mô hình khép kín, đảm bảo tuân thủ quy chuẩn xây dựng về diện tích, cụ thể tối thiểu là 25m2 và tối đa là 70m2 cho từng căn hộ. 

So với các dự án căn hộ thông thường, dự án nhà ở xã hội được nhà nước ưu tiên mở rộng mật độ xây dựng đất lên đến 1,5 lần. Dĩ nhiên việc tăng mật độ xây dựng phải đồng nghĩa với việc phù hợp cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan và chỉ tiêu dân số. 

Nhà ở liền kề thấp tầng

Nhà ở liền kề thấp tầng là loại hình khác của dự án nhà ở xã hội là gì. Tương tự như trên, diện tích mỗi căn hộ cũng không được hơn 70 m2 và mật độ xây dựng đất không vượt quá 2 lần theo quy định. 

Thời hạn sử dụng nhà ở xã hội là gì?

Thời gian sử dụng nhà ở xã hội là gì, Nhà ở xã hội sử dụng được trong bao nhiêu năm? vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Theo quy định của pháp luật, nhà ở xã hội có thể sử dụng được từ 50 đến 60 năm. 

Các đối tượng được mua nhà ở xã hội là gì?

  • Các chiến sĩ có công với cách mạng được pháp luật quy định.
  • Hộ gia đình thuộc diện nghèo và cận nghèo đang sống ở khu vực nông thôn.
  • Hộ gia đình ở trong khu vực chịu ảnh hưởng thường xuyên bởi thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu…
  • Cá nhân có mức thu nhập thấp hoặc hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực đô thị.
  • Cá nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài KCN.
  • Cá nhân làm việc trong ngành quân đội, sĩ quan, công an nhân dân.
  • Cán bộ, công chức, viên chức có thu nhập thấp.
  • Hộ gia đình, cá nhân đã trả lại nhà ở công vụ theo khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014.
  • Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường dân tộc nội trú công lập
  • Hộ gia đình, cá nhân nằm trong danh sách bị thu hồi đất, bắt buộc giải tỏa, phá dỡ nhà theo quy định nhưng chưa được Nhà nước bồi thường.
Nhà ở xã hội là gì

Bạn nên nắm rõ các đối tượng được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội theo quy định pháp luật

Điều kiện được mua, thuê nhà ở xã hội là gì?

Căn cứ vào Điều 51 Luật Nhà ở 2014, bên cạnh các đối tượng được phép mua nhà ở xã hội, hộ gia đình, cá nhân còn phải thỏa các điều kiện về nhà ở, cư trú, và thu nhập như sau:

Điều kiện 1: Về nhà ở

  • Cá nhân chưa sở hữu được nhà ở 
  • Cá nhân chưa được nhận được chính sách hỗ trợ nhà ở tại khu vực sinh sống.
  • Cá nhân đã có nhà ở thuộc sở hữu, nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người so với toàn hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.

Điều kiện 2: Về cư trú

  • Cá nhân phải có giấy tờ chứng thực đăng ký thường trú tại khu vực nơi có nhà ở xã hội.
  • Cá nhân không có đăng ký thường trú, bắt buộc phải có giấy đăng ký tạm trú từ một năm trở lên ở khu vực nơi có nhà ở xã hội.

Điều kiện 3: Về thu nhập

  • Cá nhân cần nằm trong diện không cần đóng thuế thu nhập cá nhân: Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo; người đang làm việc ở khu công nghiệp; người làm việc trong đơn vị công an và quân đội; Cán bộ, công nhân viên chức theo quy định.
  • Nếu thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, bắt buộc phải có sổ hộ nghèo, cận nghèo.

Trình tự làm thủ tục mua nhà ở xã hội là gì?

Hồ sơ mua nhà ở xã hội là gì

Dựa theo Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 20/2016/TT-BXD quy định, các hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục mua nhà ở xã hội là gì:

  • Đơn đăng ký mua nhà ở theo mẫu 1.
  • Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà.
  • Giấy tờ chứng minh về điều kiện nhà ở
  • Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú.
  • Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập.
Nhà ở xã hội là gì

Trước khi nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội, bạn nên chuẩn bị kỹ các giấy tờ quan trọng

Thủ tục mua nhà ở xã hội là gì cập nhật năm 2022

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Bạn đem đầy đủ hồ sơ đến nộp cho chủ đầu tư dự án muốn mua.
  • Chủ đầu tư dự án sẽ nhận hồ sơ và gửi lại bạn giấy biên nhận. Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ, chủ đầu tư sẽ thông báo với bạn để tiến hành bước tiếp theo. Ngược lại, họ sẽ trả lại hồ sơ kèm theo lý do để bạn nhanh chóng bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Giải quyết yêu cầu

Chủ đầu tư dự án có nghĩa vụ gửi danh sách hồ sơ đối tượng được duyệt lên cho Sở Xây dựng địa phương. Sở Xây dựng địa phương sẽ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra, qua đó lọc ra những hồ sơ đã được hỗ trợ mua nhiều lần hoặc đang sở hữu nhà ở xã hội khác. 

Đối với các trường hợp bị loại, Sở Xây dựng địa phương có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về cho chủ đầu tư, kèm theo lý do rõ ràng, để chủ đầu tư xóa tên ra khỏi danh sách được mua nhà ở xã hội. 

Nếu trong 15 ngày làm việc tính từ thời điểm nhận được danh sách của chủ đầu tư, Sở Xây dựng địa phương không có bất kỳ văn bản hoặc ý kiến nào thì chủ đầu tự động thông báo kết quả được duyệt cho các đối tượng đăng ký mua nhà ở. Sau đó các bên tiến hành thỏa thuận và ký hợp đồng mua bán.

Sau khi ký hợp đồng mua bán, chủ đầu tư dự án tiếp tục lập một văn bản có đầy đủ danh sách các đối tượng được mua nhà, và gửi lại cho Sở Xây dựng địa phương, để họ kiểm tra, lưu trữ hồ sơ. Đồng thời chủ đầu tư công bố công khai tại trụ sở làm việc trong thời hạn 30 ngày tiếp theo.

Có được bán hay cho thuê nhà ở xã hội không?

Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội? Câu trả lời là bạn có thể bán hoặc cho thuê nhà ở xã hội, nhưng còn tùy thuộc vào các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Dưới 5 năm

Kể từ thời điểm thanh toán toàn bộ tiền mua nhà, nếu bạn chưa ở đủ 5 năm mà muốn bán hoặc cho thuê lại, thì chỉ được bán/ cho thuê với những đối tượng theo quy định sau:

  • Bán lại cho Nhà nước 
  • Bán lại cho chủ đầu tư dự án 
  • Bán/ cho thuê với các đối tượng nằm trong chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội.

Lưu ý: Giá bán ở trường hợp này chỉ bằng hoặc thấp hơn giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại thời điểm bán. Người bán không cần thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Trường hợp 2: Từ 5 năm trở lên

Với trường hợp đã sở hữu nhà ở xã hội là gì thì phải sở hữu trên 5 năm kể từ thời điểm thanh toán 100% tiền nhà, bạn có quyền bán cho bất kỳ ai theo giá thỏa thuận của hai bên. Người mua nhà ở xã hội thì chỉ được phép thế chấp căn nhà đó với ngân hàng để vay tiền mua chính căn hộ đó mà không được sử dụng nhà để thế chấp cho các mục đích khác.

nhà ở xã hội là gì

Tùy vào từng trường hợp, việc bán hoặc cho thuê nhà ở xã hội sẽ có những điểm khác nhau, bạn nên chú ý để tránh sai phạm

Kết luận:

Bài viết trên đây là những nội dung chi tiết giúp tất cả các bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, điều kiện và đối tượng được mua nhà ở xã hội là gì. Điều kiện và rủi ro khi sở hữu trái phép. Mong rằng các thông tin chúng tôi cung cấp dành cho mọi người sẽ giúp ích cho nhu cầu tìm kiếm của mọi người nhé. Nếu bạn còn thắc mắc gì có thể để lại bình luận bên dưới. 

Có thể bạn quan tâm:




Đăng ký để nhận ngay

Bảng giá & chính sách chiết khấu

GREEN DIAMOND 93 LÁNG HẠ