Theo tín ngưỡng của hầu hết người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Chúng ta tin rằng trên bất kỳ mảnh đất nào dù là đất hoang, nhà ở hay đất làm ăn buôn bán đều sẽ có các vị thổ công thổ địa coi giữ.
Mỗi khi cần phải sửa chữa hay xây dựng đụng chạm đến đất đai… là ta đang động đến thổ địa, đến long mạch. Vì vậy cần phải làm một buổi lễ cúng dường, trước là trình bày và xin phép các vị thần này, sau là cầu cho gia chủ mọi điều hanh thông.
Vậy thì cúng động thổ thế nào mới là đúng lễ nghi và mang lại hiệu quả tốt nhất? Cùng Nhà Đất Miền Bắc tìm hiểu rõ hơn về tín ngưỡng này qua bài viết dưới đây nhé!
Chiếu theo ghi chép từ sách cổ Trung Hoa, Lễ Động Thổ được thực hiện lần đầu vào năm 113 trước Công Nguyên (năm Mậu Thìn). Khi đó, vua Hán Vũ thấy triều đình chỉ có tục tế Trời mà không tế Đất, nên đã bàn bạc cùng triều thần và nảy ra ý tưởng làm “Lễ Hậu Thổ” tạ ơn Thần Đất.
Trước kia, lễ Động Thổ thường được tiến hành vào ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán. Cho đến sau này, khi việc cúng kiến thổ công thổ địa đã trở thành một trong những việc hệ trọng nhất đời người thì lễ “Động thổ” được cử hành một cách thường xuyên hơn vào các dịp lễ xây dựng và sửa chữa nhà đất.
Người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vậy nên nếu muốn được sống trong trên mảnh đất mình thích một cách khỏe mạnh và thuận lợi thì khi tiến hành thi công nhất thiết phải cúng động thổ. Đó là việc căn bản, xem như bạn đã tuân thủ nghi thức quy định về mặt phong thủy. Trong quá trình đó dĩ nhiên phải chọn ngày lành tháng tốt, giờ Hoàng Đạo để làm lễ Cúng động thổ cho đúng.
Ngược lại, những trường hợp tự tiện sửa chữa xây dựng mà không coi ngày tháng, không xin phép các vị “Thổ thần” thường sẽ khiến gia chủ gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình thi công và cả sau khi chuyển vào ở, kinh doanh,…
Thực tế đã có rất nhiều trường hợp như vậy xảy ra nên ông bà ta càng củng cố niềm tin tín ngưỡng này khi sửa sang nhà đất.
Việc chọn ngày lành, tháng tốt từ lâu đã thấm nhuần trong tư duy của hầu hết người dân Á Đông. Từ việc cưới xin, mua xe, xây nhà, khai trương, khởi hành tàu bè, lễ cúng đổ móng nhà… Và thậm chí chỉ là để xuất hành ra đường cho công việc giấy tờ thật thuận lợi,… Mọi người đều có thói quen coi ngày giờ, tiết khí và có niềm tin mãnh liệt rằng nó sẽ giúp ta gặp nhiều may mắn và thuận buồm xuôi gió hơn.
Đối với việc xây nhà, yếu tố quyết định chính là tử vi ngày tháng và năm thi công phải hợp với tuổi của chủ nhà, từ đó giúp bạn dễ dàng chọn ngày lành tháng tốt cho việc cúng đất. Chẳng hạn những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu hay Hoang Ốc thì không nên xây dựng nhà cửa.
Trong trường hợp cấp bách cần phải xây dựng thì những người tuổi này phải mượn người tuổi đẹp làm lễ động thổ, khởi công dựng nhà. Lưu ý, cần tránh tuyệt đối những ngày này khi chọn thi công xây dựng hay sửa chữa nhà: Ngày Hắc Đạo, Sát Chủ, Trùng tang, Trùng phục…
Sau khi chọn được ngày lành tháng tốt, bước tiếp theo gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cúng kiến cho buổi lễ, bao gồm giấy tiền vàng bạc, rượu gạo và cả thức ăn. Tùy vào năm tuổi, số mạng, phong thủy ngũ hành của gia chủ hoặc tùy theo dụng ý của Thầy pháp xem xét cho mảnh đất đó mà sẽ cúng mặn hay cúng đồ chay, hoa quả…
Lễ cúng thổ công gồm những gì? Thông thường để cúng động thổ cho việc khởi công xây dựng một ngôi nhà sẽ bao gồm các vật phẩm sau:
Còn đây là những vật phẩm thường được chọn cho việc cúng động thổ công trình (làm móng, sửa chữa, cất nóc..):
Sau khi gia chủ cúng bái xong, đơn vị thi công bắt đầu vào thắp nhang cúng và khấn tương tự. Lưu ý, riêng đối với nhóm thợ hành nghề, ngoài việc đọc bài khấn động thổ xin thổ công thần đất tại nơi đây thì nên khấn thêm tổ nghề để mọi việc được tiến hành suôn sẻ.
Cũng chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng động thổ và thực hiện nghi thức sắm lễ như trên. Nhưng trước đó, gia chủ cần phải làm “giấy tờ bán” nhà hay khu đất đó một cách tượng trưng và lấy 100.000 đồng của người được mượn tuổi (chủ nhà sẽ giữ giấy tờ bán này).
Khi nhờ người hợp tuổi cúng động thổ, gia chủ phải tránh xa khỏi nơi làm nhà từ 50 mét trở lên. Sau khi việc động thổ được hoàn tất mới có thể trở về. Trường hợp xây nhà cao tầng, khi đổ mái lên tầng vẫn phải tiếp tục mượn người hợp tuổi đó dâng hương, khấn lễ. Gia chủ vẫn phải tạm tránh lúc làm lễ.
Đặc biệt khi nhập trạch, người được mượn tuổi phải làm mọi thủ tục dâng hương, khấn vái rõ ràng rằng đã bàn giao lại cho gia chủ. Lúc này chủ nhà làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn vái theo phần nhập trạch. Vậy là đã xong phần cúng động thổ rồi đấy!
Trên đây chính là toàn bộ thông tin về lễ cúng động thổ mà chúng tôi đã sưu tầm được. Mong rằng qua bài viết, quý độc giả đã có được những kiến thức bổ ích để áp dụng thực hiện đúng nghi thức này khi cần nhé!
☎ Hotline 24/7 : 0833 09 6666