Trong mua bán nhà đất, đặt cọc được xem như một hình thức phổ biến với mục đích cho bên bán và bên mua giao kèo hợp pháp với nhau.. Nhiều người thường thắc mắc rằng hợp đồng đặt cọc mua nhà là gì, và trong trường hợp vi phạm hợp đồng có bị xử phạt không? Hãy cùng Nhà Đất Miền Bắc theo dõi bài viết sau đây nhé!
Hợp đồng đặt cọc mua nhà có thể được hiểu đơn giản là một giấy tờ giao kết hợp đồng đặt cọc mua nhà giữa bên bán và bên mua. Bởi lẽ trong hợp đồng đặt cọc mua nhà đất mà chỉ thỏa thuận qua lời nói thì chẳng có gì đảm bảo và minh bạch.
Do đó để chắc chắn 2 bên sẽ thực hiện nghiêm túc giao kèo sẽ rất cần có hợp đồng cọc đất. Khi đó cả quyền và nghĩa vụ của cả 2 bên mới được đảm bảo, cũng như mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư sẽ hỗ trợ cho việc mua bán diễn ra thuận lợi.
Về vấn đề tài sản đặt cọc giữa 2 bên có thể thỏa thuận và linh hoạt với nhau, thông thường nhất là tiền mặt, ngoài ra cũng có thể sử dụng các hiện vật khác chẳng hạn như đá quý, vàng hay một vật có giá trị kinh tế khác.
Sau khi giấy đặt cọc mua nhà đã được ký kết, bên mua sẽ tiến hành giao tài sản đã thỏa thuận cho bên bán, lúc này bên bán có nhiệm vụ bảo quản tốt tài sản đó. Đến khi đã thanh lý hợp đồng đặt cọc xong thì bên bán phải hoàn trả lại tài sản đó cho bên mua, hoặc có thể được xem như tài sản thanh toán.
Sau đây là một số nội dung chính cần thể hiện không thể thiếu trong bản hợp đồng đặt cọc:
Xét theo bộ luật quy định hiện nay hượp đồng đặt cọc mua nhà vẫn chưa có điều khoản nào đề cập đến vấn đề phải có công chứng hay thực hiện chứng thực đối với hợp đồng đặt cọc.
Thế nhưng để đề phòng rủi ro vì mua nhà là vấn đề gắn liền với đất đai, hợp đồng đặt cọc mua nhà tốt nhất bạn nên đem hợp đồng đi công chứng với sự hướng dẫn của luật sư. Bởi vì dù thế nào đi nữa những văn bản được đăng ký công chứng vẫn có giá trị pháp lý cao hơn so với chỉ ký giấy thông thường.
Xét theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu 1 trong 2 bên vi phạm không thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc thì sẽ xem như là vi phạm hợp đồng. Có 2 trường hợp xử phạt vi phạm hợp đồng đặt cọc chính như sau:
Bên cạnh đó, trong nội dung của bản hợp đồng mua đất, các bên vẫn có quyền chỉnh sửa mức xử phạt thấp hơn hoặc cao hơn so với số tiền đặt cọc đã thỏa thuận trước đó.
Không có quy định nào bắt buộc trên hợp đồng đặt cọc mua nhà phải ghi số tiền đặt cọc phải ở mức nào, mà điều này phụ thuộc vào quyết định của 2 bên để đưa ra con số hay hiện vật cụ thể.
Tuy nhiên lời khuyên dành cho bạn là nên thỏa thuận mức phí đặt cọc là từ 30% giá trị hợp đồng mua bán trở xuống, như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi của 2 bên tốt nhất cũng như giảm thiểu rủi ro nhất.
Tranh chấp khi vi phạm hợp đồng là điều rất dễ xảy ra, thế nên việc áp dụng quy định mức phạt rõ ràng cũng như quy ước theo mong muốn của 2 bên là điều rất cần thiết. Như thế quyền lợi chính đáng của bản thân mới được đảm bảo một cách tốt nhất.
Như đã đề cập ở trên, xét theo quy định hiện tại của Pháp Luật, mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà mặc dù việc ký kết hợp đồng đặt cọc mua đất không bắt buộc phải thực hiện công chứng hay chứng thực.
Tuy nhiên để chắc chắn không xảy ra rủi ro, việc công chứng vẫn rất quan trọng và cần được thống nhất bao gồm những thành phần dưới đây:
Đầu tiên bạn cần nộp toàn bộ hồ sơ như trên cho địa điểm công chứng, sau đó trong vòng 2 ngày bạn sẽ nhận được các tài liệu đã được công chứng.
Với những đối tượng công ty đã và đang kinh doanh bất động sản chuyên nghiệp, thì việc làm những hợp đồng đặt cọc như thế này sẽ rất đơn giản và thuận lợi. Tuy nhiên với những ai chưa từng làm những giao dịch này sẽ khá lúng túng trong việc soạn nội dung hợp đồng, khi đó khả năng xảy ra những rủi ro tiềm ẩn là khá cao.
Do đó tốt nhất bạn nên liên hệ tới văn phòng Thừa Phát Lại để được tư vấn và lập vi bằng bằng giấy đặt cọc, khi đó các điều khoản trong hợp đồng đều đã được soạn thảo chính xác và đầy đủ.
Không những thế, vấn đề làm chứng tuy không bắt buộc nhưng vẫn nên có để đảm bảo an toàn đồng thời xây dựng tính pháp lý cho hợp đồng. Ngoài ra cần biết có một điều trong những lưu ý khi đặt cọc tiền mua nhà rằng người làm chứng không phải là người có quan hệ huyết thống hay thân quen gì với cả 2 bên trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, đối với người làm chứng cũng phải cần ghi rõ các thông tin cơ bản bao gồm họ và tên, ngày sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú… và ký tên đầy đủ trong quá trình làm hợp đồng đặt cọc.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
(V/v mua bán Bất động sản)
Hôm nay, ngày…..tháng….năm……Tại:………………………………………………………………..
Bên chuyển nhượng (Bên A):
Ông/Bà:………………………….. Sinh năm:..………………..Số điện thoại…………………….
CMND số:………………….…..Do công an:………….……………Cấp ngày:………………….
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………………………………
Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):
Ông/Bà: ……………………. Sinh năm:..………………..Số điện thoại…………………………..
CMND số: …………………..Do công an: ………….……………Cấp ngày:…………………..
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………………………………………
Các bên thống nhất ký hợp đồng đặt cọc V/v mua bán bất động sản với nội dung như sau:
Điều 1: Bên A đồng ý bán cho bên B nhà – đất tại:………………………………………………….
Thửa số:………..tờ bản đồ số:……..….phường…………….……….Quận……..…………………Tỉnh/TP:……………….
Diện tích: ………m2.
Điều 2: Giá trị chuyển nhượng:
Giá bán:…………….……………(Bằng chữ:…………………………………………………………… )
Bên B đặt cọc số tiền:…………….…………(Bằng chữ:……………………………………………. )
Số tiền còn lại: …………….…………(Bằng chữ:…………………………………………………….. )
Điều 3: Thời hạn thanh toán:
Thời hạn đặt cọc là……..ngày, kể từ ngày………..tháng……….năm………….đến ngày……….tháng……….năm…………..
Hai bên thống nhất ngày ra công chứng làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhà – đất tại cơ quan có thẩm quyền. Trước khi thủ tục đặt cọc mua nhà chung cư đã công chứng hoàn tất, bên B sẽ phải giao đầy đủ số tiền còn lại cho bên A.
Điều 4: Cam kết chung
Bên A cam kết tài sản trên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình, có đầy đủ giấy tờ liên quan để chứng thực. Và tài sản này không có tranh chấp với bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.
Nếu quá thời hạn đặt cọc quy định tại điều 3 mà bên A không chịu làm thủ tục chuyển nhượng tài sản như đã thỏa thuận thì phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên B số tiền gấp đôi số tiền mà bên B đã đặt cọc bên A. Ngược lại nếu bên B không tiến hành thanh toán số tiền còn lại và làm thủ tục công chứng với bên A theo thời gian đã thỏa thuận thì sẽ mất số tiền đã đặt cọc.
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tại Đà Nẵng giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng này được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày:…………………………
……………………, ngày……..tháng……năm……………..
BÊN A
(Ký và ghi rõ họ tên) |
BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên) |
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích nhằm giải đáp cho thắc mắc hợp đồng đặt cọc mua nhà là gì, liệu có bị xử phạt hay không nếu vi phạm hợp đồng này nhé!
Có thể bạn quan tâm:
☎ Hotline 24/7 : 0833 09 6666