Hợp đồng đặt cọc thuê nhà là một dạng hợp đồng dân sự, được khuyến khích sử dụng để đảm bảo phân biệt rạch ròi trách nhiệm, quyền lợi cho các bên. Vậy mẫu hợp đồng cọc thuê nhà hợp pháp gồm những gì, cần lưu ý vấn đề nào khi soạn thảo hợp đồng? Cùng Nhà Đất Miền Bắc tìm hiểu tất tật trong bài viết sau nhé!
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
(V/v : Đặt cọc thuê nhà)
– Căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự, Luật nhà ở.
– Theo sự thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm 20….
Tại :
Chúng tôi gồm:
Bên đặt cọc:
Sau đây gọi là Bên A.
Bên nhận đặt cọc:
Sau đây gọi là Bên B.
Sau khi trao đổi, thỏa thuận, hai bên cùng nhau ký kết hợp đồng đặt cọc thuê nhà với nội dung như sau:
1.1. Bên B đồng ý cho bên A thuê căn nhà số ….. do mình là chủ sở hữu.
1.2. Để bảo đảm việc ký kết hợp đồng thuê nhà dự kiến vào ngày…., nay bên A đồng ý đóng cho bên B một số tiền là ….. đồng, gọi là tiền đặt cọc.
1.3. Mục đích đặt cọc: bảo đảm thực hiện việc ký kết hợp đồng thuê nhà.
1.4. Thời gian đặt cọc: ngay sau khi hai bên cùng ký hợp đồng đặt cọc này.
1.5. Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản. Sau khi nhận tiền, bên B phải ghi rõ vào giấy nhận cọc thuê nhà “đã nhận đủ số tiền cọc ….. đồng“ vào cuối hợp đồng này.
2.1. Đối với bên A :
– Giao tiền cọc thuê nhà cho Bên B theo đúng thoả thuận.
– Nếu trong thời gian từ khi ký hợp đồng đặt cọc thuê nhà đến ngày ký hợp đồng thuê chính thức mà thay đổi ý định, thì bên A phải chịu mất toàn bộ số tiền đã đặt cọc.
– Nếu đến hết ngày ký hợp đồng thuê chính thức mà bên B không liên hệ để ký hợp đồng thuê nhà thì cũng xem như đã tự ý hủy bỏ hợp đồng thuê nhà nữa. Ngoại trừ trường hợp có lý do chính đáng, báo trước tối thiểu 2 ngày và được bên B chấp nhận bằng văn bản.
– Được nhận lại toàn bộ số tiền đã đặt cọc sau khi hai bên chính thức ký hợp đồng thuê nhà chính thức.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Bộ luật dân sự.
2.2. Đối với bên B:
– Được nhận số tiền đặt cọc theo thỏa thuận tại Điều 1.
– Được sở hữu 100% số tiền đặt cọc đã nhận nếu bên A không thuê nhà nữa hoặc đến hết ngày giao ước ký hợp đồng thuê chính thức, bên A không liên hệ để ký.
– Nếu từ ngày ký hợp đồng này đến hết ngày giao ước ký hợp đồng thuê chính thức mà bên B thay đổi ý kiến, thì bên B phải trả lại cho bên A toàn bộ số tiền đặt cọc đã nhận và bồi thường cho bên B thêm một khoản tiền khác tương đương.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Bộ luật dân sự.
3.1. Hai bên hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng này, cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản.
3.2. Nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc hòa giải, cùng có lợi. Ngược lại, một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
3.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ khi 2 bên cùng ký, lập thành 02 (hai) bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.
BÊN ĐẶT CỌC BÊN NHẬN ĐẶT CỌC
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Giấy đặt cọc thuê nhà chỉ được thừa nhận và sử dụng vào thời điểm trước khi ký kết biên bản thuê nhà chính thức giữa các bên. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi không hề nhỏ. Ví dụ, bạn gửi tiền cọc để bên cho thuê giữ nhà, đồng thời bên cho thuê cũng có thể chắc chắn về việc ngôi nhà sẽ được thuê và có thêm thu nhập.
Khi soạn thảo mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng một số vấn đề phổ biến dưới đây:
Cả bên thuê và bên cho thuê đều cần biết liệt kê đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân theo tiêu chí: họ tên, địa chỉ thường trú, số điện thoại, chứng minh nhân dân,….
Nội dung hợp đồng đặt cọc thuê nhà tất nhiên sẽ gồm các thông tin quan trọng là địa chỉ nhà, giá thuê nhà, diện tích, hiện trạng,…
Tài sản đặt cọc chính là số tiền cụ thể được thể hiện rõ ở hợp đồng đặt cọc thuê nhà. Các bên cần thỏa thuận và thống nhất với nhau về tài sản đặt cọc khi thuê nhà, thường sẽ là tiền mặt. Bên cạnh đó, bạn cũng chú ý đến thời điểm và phương thức đặt cọc.
Thời hạn thuê nhà kéo dài bao lâu cũng là yếu tố cực quan trọng và cơ bản cần được nêu rõ và được thỏa thuận chuẩn xác trong hợp đồng đặt cọc thuê nhà. Có như vậy mới đảm bảo công bằng cho bạn nếu là người đi thuê. Với thời hạn ký hợp đồng như vậy, lỡ có xảy ra mâu thuẫn về thời gian, các bên vẫn có thể yên tâm vì “giấy trắng mực đen” đều được thể hiện rõ ràng, minh bạch, thuận lợi cho các hoạt động tư pháp của những trường hợp như kết hôn, ly hôn, mua bán nhà đất chung cư hoặc ô tô, đầu tư kinh doanh hàng hóa (bán hàng), hoạt động cấp dưỡng cho gia đình sau hôn nhân như nuôi con, định cư nước ngoài …
Giá cả, thời hạn và phương thức thanh toán là 3 tiêu chí cũng đóng vai trò quan trọng không kém khi làm hợp đồng đặt cọc thuê nhà. Tại sao lại như vậy? Vì nếu tất cả đã được ghi đầy đủ trên hợp đồng thì sẽ đảm bảo rằng trước và sau này sẽ không có thay đổi điều chỉnh gì.
Đây cũng là tiêu chí không thể quên khi viết văn bản đặt cọc thuê nhà. Vì sao? Bởi đó sẽ là giải pháp giúp các bên xử lý nhanh chóng mà không bị kéo dài thời gian trong một số trường hợp không mong muốn như:
Căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2015 hay Luật Công chứng 2014, hiện nay chưa có yêu cầu bắt buộc phải thiết lập các thủ tục công chứng hay chứng nhận đối với các loại hợp đồng đặt cọc nói chung và hợp đồng đặt cọc thuê nhà nói riêng.
Tuy nhiên để chắc chắn về tính pháp lý của Hợp đồng, hai bên vẫn có thể tự đem giấy tờ đi công chứng hoặc lấy sự tư vấn từ luật sư. Dù thế nào thì, một hợp đồng công chứng sẽ có giá trị hơn nhiều so với hợp đồng không công chứng.
Theo Điều 117 và Điều 407, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng đặt cọc thuê nhà bị vô hiệu khi không đáp ứng được các điều kiện sau:
Theo quy định của pháp luật dân sự, các bên tham gia trong hợp đồng đặt cọc thuê nhà có thể tự do thỏa thuận về mức phạt, áp dụng cho trường hợp làm trái với nội dung cam kết trong hợp đồng.
Tuy nhiên, nếu các bên không có thỏa thuận trước về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc thuê nhà, thì căn cứ vào khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mức phạt cọc như sau:
Ví dụ: A và B ký biên nhận đặt cọc thuê nhà với số tiền là 10 triệu đồng. Tuy nhiên sau đó B không muốn cho A thuê nhà nữa, thì B phải hoàn trả 10 triệu đồng tiền đặt cọc, kèm theo 10 triệu đồng phí phạt khi vi phạm hợp đồng.
Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích về hợp đồng đặt cọc thuê nhà, cùng với đó chúng tôi cũng đưa ra một số lưu ý quan trọng trước khi soạn văn bản đặt cọc. Hy vọng các bạn sẽ chú ý quan tâm cẩn thận từng chi tiết dù là nhỏ nhất trong mọi biên bản hợp đồng nhé!
Xem thêm:
☎ Hotline 24/7 : 0833 09 6666