logo-nha-dat-mien-bac

Phòng công chứng là gì? Vai trò và chức năng

# Nhà Đất Miền Bắc | 12/01/2022

Trong cuộc sống, đôi khi bạn sẽ cần phải xác minh, công chứng giấy tờ nào đó; lúc này phòng công chứng hay văn phòng công chứng sẽ giúp bạn thực hiện công việc ấy. Vậy văn phòng công chứng là gì? Đâu là điểm khác nhau giữa văn phòng công chứng và phòng công chứng? Tất cả sẽ được Nhà Đất Miền Bắc giải đáp ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Đôi nét về văn phòng công chứng bạn cần biết

Phòng công chứng là gì? 

Theo khoản 5, Điều 2 trong Luật công chứng: “Phòng công chứng là một trong những cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực công chứng. Đây được xem như một tổ chức dịch vụ hành chính công và được thành lập, vận hành theo các quy chế, quy định, nguyên tắc trong Luật công chứng và văn bản pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh.”

phong cong chung la mot trong nhung co quan duoc thanh lap theo co che rieng

Phòng công chứng là một trong những cơ quan, đơn vị được thành lập theo các quy chế, quy định riêng

Đặc điểm nổi bật

Để làm rõ hơn về vấn đề này, ta cần dựa theo Điều 22 của Luật công chứng, văn phòng công chứng được cho là hợp pháp cần có các đặc điểm cơ bản sau:

  • Thành lập văn phòng công chứng phải có từ 2 công chứng viên hợp danh trở lên và không có thành viên góp vốn.
  • Người đại diện pháp luật của văn phòng công chứng phải là trưởng văn phòng (đây phải là công chứng viên hợp danh của văn phòng công chứng và có ít nhất 2 năm hành nghề).
  • Trụ sở văn phòng công chứng phải rõ ràng, cụ thể; có nơi cho công chứng viên và người lao động làm việc; có khu vực tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ.
  • Có con dấu văn phòng công chứng riêng: Văn phòng công chứng sẽ được khắc và sử dụng con dấu khi có quyết định cho phép thành lập. Mọi vấn đề liên quan đến thủ tục, hồ sơ xin khắc, quản lý và sử dụng con dấu đều được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
  • Quy định về tên gọi: Trong tên gọi phải bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo họ và tên của trưởng văn phòng hoặc một công chứng viên hợp danh nào đó được các thành viên thỏa thuận và đồng ý. Ví dụ: Phòng công chứng Huỳnh Tú Nghiên,…
  • Có tài khoản riêng, tự chủ tài chính bằng các nguồn thu từ thù lao, phí công chứng, …
Phòng công chứng

Phòng công chứng yêu cầu phải có các đặc điểm cần thiết nêu trên

Vai trò và chức năng 

Vai trò

Dưới đây là 3 vai trò chính của văn phòng công chứng:

  • Đối với các bên khi tham gia giao dịch: Văn phòng CC ra đời đã giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện được giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện và đúng pháp luật; quyền và lợi ích của họ cũng từ đó được đảm bảo một cách tối ưu.
  • Đối với nhà nước: Góp phần giảm bớt gánh nặng về số lượng công việc phải là của cơ quan nhà nước liên quan đến các vấn đề cần công chứng; phần nào giúp đẩy mạnh quá trình pháp chế chủ nghĩa xã hội cũng như phát huy tối đa các nguồn lực về pháp luật trong toàn xã hội.
  • Đối với chính bản thân văn phòng công chứng: Được phép thu các khoản phí, thù lao khi thực hiện các công việc công chứng theo quy định của pháp luật, mỗi văn phòng sẽ có mỗi giá khác nhau. 
Phòng công chứng

Phòng CC giúp các bên tham gia giao dịch được đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi.

Chức năng 

Tiếp theo đây, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về một số chức năng chính của văn phòng CC nhé!

  • Văn phòng công chứng có chức năng xác nhận, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới hình thức văn bản hoặc các giấy tờ khác,…
  • Cần đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia vào giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch tại văn phòng công chứng.
  • Từ đó, giúp giảm thiểu và phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy ra ở mức thấp nhất. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ; góp phần xây dựng nền kinh tế – xã hội phát triển một cách công bằng, ổn định và bền vững.

Một số dịch vụ tại văn phòng công chứng

Vậy khi nào thì cần đến văn phòng công chứng? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ấy.

Theo chương V, Luật công chứng; các thủ tục có thể thực hiện tại văn phòng công chứng bao gồm:

  • Các hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn hoặc do công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu, đề nghị của người đi công chứng.
  • Công chứng bản dịch.

Một số loại hợp đồng, giao dịch phổ biến có thể công chứng:

  • Hợp đồng về nhà ở, quyền sử dụng đất, bất động sản,…
  • Hợp đồng ủy quyền.
  • Di chúc.
  • Văn bản về phân chia di sản, khai nhận di sản, từ chối nhận di sản,…
Phòng công chứng

Phòng CC hỗ trợ công chứng, chứng thực rất nhiều giấy tờ quan trọng.

Giờ làm việc văn phòng công chứng

Hiện nay, hầu hết các cơ quan nhà nước nói chung và văn phòng công chứng nói riêng đều làm việc theo khung giờ hành chính. Cụ thể giờ làm việc của văn phòng công chứng như sau:

  • Làm việc từ thứ 2 đến thứ 6; thứ 7, chủ nhật và ngày lễ nghỉ.
  • Buổi sáng: khung giờ làm việc từ 8h – 12h.
  • Buổi chiều: khung giờ làm việc từ 13h – 17h.

Tuy nhiên, nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, một số văn phòng công chứng tư vẫn làm việc cả sáng thứ 7; hoặc cung cấp thêm dịch vụ ngoài giờ, tuy nhiên khách hàng sẽ phải trả thêm một khoản phí nào đó để được sử dụng dịch vụ vào các khoảng thời gian ngoài giờ hành chính. Hoặc đối với các văn phòng công chứng làm việc chủ nhật TPHCM.

Phòng công chứng

Giờ làm việc văn phòng công chứng thường cố định, nhưng có thể linh hoạt tùy vào nhu cầu của bạn.

Sự khác nhau giữa phòng công chứng và văn phòng công chứng

Phòng công chứng và văn phòng công chứng; nghe thì có vẻ là một nhưng thực chất chúng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy đâu là điểm khác nhau cơ bản của phòng công chứng và văn phòng công chứng? Tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!

Về mặt pháp lý:

  • Phòng CC: Do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập; là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp.
  • Văn phòng CC: Là tổ chức dịch vụ công dưới hình thức công ty hợp danh.

Nguyên tắc thành lập:

  • Phòng CC: Chỉ được phép thành lập tại những khu vực chưa có điều kiện để phát triển văn phòng công chứng. 
  • Văn phòng CC: Việc thành lập không bị hạn chế như phòng công chứng. Ngoài ra, còn được hưởng chính sách ưu đãi khi văn phòng công chứng thành lập tại những địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hay đặc biệt khó khăn.

Cơ cấu tổ chức: 

  • Phòng CC: UBND cấp tỉnh quyết định thành lập và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đại diện pháp luật.
  • Văn phòng CC: Có ít nhất 2 công chứng viên hợp danh. Trưởng văn phòng là người đại diện pháp luật (phải là công chứng viên hợp danh và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm hành nghề).

Tên gọi:

  • Phòng CC: Phòng công chứng + số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phòng công chứng được thành lập và hoạt động.
  • Văn phòng CC: Văn phòng công chứng + tên trưởng văn phòng hoặc công chứng viên hợp danh đã được thống nhất từ trước.

Danh sách phòng công chứng gần nhất tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Dưới đây là danh sách các phòng công chứng tp hcm bạn có thể tham khảo qua (Viết tắt Phòng CC):

Phòng công chứng quận 1:

  • Phòng CC Sài Gòn: 136 Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. HCM.
  • Phòng CC Trần Quốc Phòng: 214/B2 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp. HCM.
  • Phòng CC Bến Thành: 97-99-101 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. HCM.

Phòng công chứng quận 2:

  • Phòng CC Thủ Đức: 280A19 Lương Định Của, phường An Phú, quận 2, Tp. HCM.
  • Phòng công chứng Thủ Thiêm: 158 Trần Não, phường Bình An, quận 2, Tp. HCM.

Phòng công chứng quận 3:

  • Phòng CC Trung Tâm: 454 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Tp. HCM.
  • Phòng CC Châu Á: 44 đường Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp. HCM.
Phòng công chứng

Phòng CC Châu Á nằm tại quận 3

Phòng công chứng quận 4:

  • Phòng CC Hội Nhập: 230 đường số 48, phường 5, quận 4, Tp. HCM.
  • Phòng CC Bến Nghé: 31 Lê Thạnh, Phường 12, quận 4, Tp. HCM.

Phòng công chứng quận 5:

  • Phòng CC Chợ Lớn: 467 Hồng Bàng, phường 14, quận 5, Tp. HCM.
  • Phòng CC Hoàng Xuân: 215 Trần Bình Trọng, phường 3, quận 5, Tp. HCM.

Phòng công chứng quận 6:

  • Phòng CC Quận 6: 197 Mai Xuân Thưởng, phường 5, quận 6, Tp. HCM.

Phòng công chứng quận 7:

  • Phòng CC Tân Thuận: 448 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, quận 7, Tp. HCM.
  • Phòng CC Quận 7: 119 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, quận 7, Tp. HCM.

Phòng công chứng quận 8:

  • Văn phòng công chứng Quận 8: Số 13 đường 817A Tạ Quang Bửu, phường 5, quận 8, Tp. HCM.
  • Văn phòng CC Thịnh Vượng: 60-62 Nguyễn Văn Của, phường 13, quận 8, Tp. HCM.

Quận 9:

  • Phòng CC Nguyễn Điệp: Số 6, Lê Lợi, P. Hiệp Phú, Tp. Thủ Đức (quận 9 cũ), Tp. HCM.
  • Phòng CC Phong Phú: 278 Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long A, quận 9, Tp. HCM.
Phòng công chứng

Phòng CC Nguyễn Điệp nằm tại quận 9

Quận 10:

  • Phòng công chứng Quận 10: 519 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10, Tp. HCM

Quận 11:

  • Phòng CC Đầm Sen: 277 Minh Phụng, phường 2, quận 11, Tp. HCM.

Quận 12:

  • Phòng CC Nhà Rồng: 75-77 Lê Thị Riêng, phường Thới An, Quận 12, Tp. HCM.
  • Phòng CC Quận 12: 122 Tô Ký, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, Tp. HCM.

Quận Bình Thạnh:

  • Phòng CC Bình Thạnh: 164 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.

Quận Tân Bình:

  • Phòng CC Tân Bình: 526-528 Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, Tp. HCM.
  • Phòng CC Bảy Hiền: 483-485 Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, Tp. HCM.

Quận Phú Nhuận:

  • Phòng CC Phú Nhuận: 145 Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận, TP. HCM.

Quận Tân Phú:

  • Phòng CC Tân Phú: 677 Lũy Bán Bích, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP. HCM.
  • Phòng CC Đồng Tâm: 967 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. HCM

Quận Gò Vấp:

  • Phòng CC Nguyễn Thị Tạc: 41/4 Nguyễn Oanh, Phường 10, quận Gò Vấp, TP. HCM.
  • Phòng CC Gò Vấp: 298, Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp. HCM.

Thành phố Thủ Đức:

  • Phòng CC Đông Thành Phố: 982 Kha Vạn Cân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TP. HCM.
Phòng công chứng

Phòng CC Đông Thành Phố tại Thủ Đức

Quận Tân Bình:

  • Phòng CC Việt An: 271 (số mới là 539) Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP. HCM.
  • Phòng CC Bình Tân: 759 Tỉnh lộ 10, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM

Huyện Hóc Môn:

  • Phòng CC Lý Thị Như Hòa: 1/5 Bà Triệu, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Tp. HCM.
  • Phòng CC Đất Việt: 8/1A Tô Ký (Quang Trung cũ), xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. HCM.
  • Phòng CC Bà Điểm: 17A-18A Quốc lộ 22, ấp Hậu Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP. HCM

Huyện Nhà Bè:

  • Phòng CC Phú Mỹ Hưng:  Biệt thự ký hiệu NL29(D3) Khu biệt thự phố kinh doanh Ngân Long, Khu dân cư Phú Long, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. HCM.
  • Phòng CC Toàn Cầu: 223/12 Huỳnh Tấn Phát, khu phố 6, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP. HCM

Huyện Củ Chi:

  • Phòng CC Củ Chi: 144A Tỉnh lộ 8, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP. HCM.
  • Phòng CC Bách Lộc: 27 đường Tỉnh lộ 8, ấp 1A, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, TP. HCM.
  • Phòng CC An Đông: 343 Nguyễn Thị Rành, ấp Xóm Mới, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, TP. HCM.

Huyện Cần Giờ:

  • Phòng CC Cần Giờ: Số 7 đường Đào Cử, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. HCM.

Huyện Bình Chánh:

  • Phòng CC Bình Hưng: 92 đường số 10, khu dân cư Bình Hưng, ấp 2, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP. HCM
  • Phòng CC Tân Tạo: 2006 Vĩnh Lộc, ấp 4, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM.
  • Phòng CC An Lạc: E6/12 Nguyễn Hữu Trí, khu phố 5, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

Hiểu rõ hơn về phòng công chứng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong các công việc liên quan. Trên đây là khái niệm cũng như những thông tin cơ bản về phòng công chứng. Hy vọng đã mang đến thật nhiều kiến thức bổ ích và thú vị cho bạn rồi nhé! 




Đăng ký để nhận ngay

Bảng giá & chính sách chiết khấu

GREEN DIAMOND 93 LÁNG HẠ