logo-nha-dat-mien-bac

Sổ hồng là gì? Quy trình và thủ tục làm sổ hồng 2022

# Nhà Đất Miền Bắc | 14/06/2021

Nhà nước sẽ dựa vào chứng thư pháp lý sổ hồng là gì để xác nhận người được cấp chứng nhận đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp hay không? Vậy sổ hồng là gì, quy trình và thủ tục làm sổ hồng hiện nay năm 2022 như thế nào nhỉ? 

Sổ hồng là gì? 

Khái niệm về sổ hồng: đây được biết đến là một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cũng như các tài sản khác gắn liền với đất. 

Thực chất tên đầy đủ của sổ hồng chính là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (bao gồm nội thành, nội thị xã, thị trấn) theo Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ sổ hồng đã được quy định về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.

sổ hồng là gì

sổ hồng là gì

Nội dung có trên sổ hồng là như thế nào? là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, tổng số trang nội dung của sổ hồng bao gồm 04 trang. Sổ hồng có đặc điểm in nền hoa văn trống đồng có màu sắc là hồng cánh sen, ngoài ra còn có trang bổ sung nền trắng, cụ thể như sau:

  • Trang thứ nhất

Ngay phía trên cùng của trang đầu tiên là Quốc Huy, tiếp theo là dòng chữ Quốc Hiệu được in đậm, to rõ với màu mực đỏ rực rỡ hơn: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. 

Kế đến là một khoảng trống và sau đó là phần nội dung mục I viết một số thông tin chính bằng màu mực đen. Thông tin bao gồm tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cùng với địa chỉ. Bên cạnh đó ở trang thứ nhất cũng ghi rõ số phát hành giấy chứng nhận, đó là hai ký tự chữ đứng đầu và sáu ký tự số nối tiếp.

  • Trang số 2 

Ở trang này sẽ thể hiện thông tin mục II với đề mục là “Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” về tài sản người đứng tên có quyền sở hữu. 

Đặc biệt, phần này cũng sẽ ghi rõ ràng thông tin về thửa đất sở hữu, nhà ở sở hữu cùng với các loại tài sản liên quan khác công trình xây dựng, hay đối với rừng sản xuất thì là rừng trồng, cây lâu năm,… hay như thế nào? Bên cạnh đó còn có phần ghi chú, ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận và số vào sổ giấy chứng nhận.

  • Tại trang số 3

Trang này bao gồm cả 2 mục III và IV thể hiện sơ đồ thửa đất, nhà ở cũng như các tài sản khác gắn liền với đất, ngoài ra còn ghi rõ những thay đổi có thể xảy ra sau khi giấy chứng nhận được cấp. 

  • Tại trang số 4

Tại mục IV của trang này sẽ thể hiện những nội dung của trang thứ 3 vẫn chưa được trình bày đầy đủ. Kèm theo là một số điều lưu ý mà người được cấp giấy chứng nhận cần nắm rõ, và mã vạch. 

Sổ hồng và sổ đỏ – Khác nhau ở điểm nào?

Phân biệt giữa 2 loại sổ này sổ đỏ sổ hồng là gì?

Xét về ý nghĩa

Sổ hồng là gì? và ý nghĩa

Theo nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì tên gọi chính xác của sổ hồng là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (bao gồm khu vực nội thành, nội thị xã, thị trấn). Khi đó, dựa theo Điều 11 luật nhà ở 2005, tùy theo trường hợp khác nhau sẽ nhận được giấy chứng nhận tương ứng như sau:

  • Đối với đối tượng vừa là chủ sở hữu nhà ở vừa là chủ sử dụng đất ở, hay chủ sở hữu căn hộ trong tòa nhà chung cư thì sẽ được cấp loại giấy chứng nhận có tên là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.
  • Đối với đối tượng là chủ sở hữu nhà ở nhưng không phải là chủ sử dụng đất thì sẽ được cấp loại giấy chứng nhận có tên là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà”. 

Sổ đỏ là gì? và ý nghĩa

Tên gọi thực tế của sổ đỏ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, theo khoản 20 Điều 4 luật đất đai 2003 cho biết công dụng, giá trị của loại giấy này đối với người sử dụng đất là bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 

Xét về Cơ quan ban hành

  • Sổ hồng: do Bộ Xây dựng ban hành
  • Sổ đỏ: do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Xét về đặc điểm nhận diện sổ hồng

  • Sổ hồng: đặc điểm dễ thấy nhất đúng với tên thường gọi đó là bìa bên ngoài có màu hồng chủ đạo, ngay trang bìa đầu tiên ghi dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
  • Sổ đỏ: Bìa bên ngoài sử dụng màu đỏ chủ đạo, tương tự trên trang bìa đầu tiên cũng có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Sổ hồng là gì

Sổ hồng và sổ đỏ có sự khác biệt nhau rất lớn

Quy trình làm sổ hồng

Điều kiện được cấp sổ hồng

Sổ hồng là gì? và được cấp sổ như thế nào?. Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, những trường hợp đáp ứng đủ điều kiện để được Nhà nước chứng nhận cấp sổ hồng như sau: 

  • Theo các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013, người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đó là khi các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ nhưng đủ điều kiện cấp.
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất kể từ sau ngày 01/7/2014 trở đi.
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hoặc là những người nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
  • Sau khi đã có kết quả hòa giải thành công trong trường hợp tranh chấp đất đai và quyết định người nhận quyền sử dụng đất. Hoặc dựa theo bản án hay quyết định của Tòa án nhân dân đưa ra, hay quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó còn dựa theo kết quả khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
  • Người đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Người sử dụng đất tại các khu vực chuyên biệt như trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, hay khu kinh tế.
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người đã được Nhà nước thực hiện thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở. Hoặc với đối tượng đã mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa. Hoặc đối tượng là nhóm người sử dụng đất, các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất đang sở hữu.
  • Người sử dụng đất đưa ra đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại sổ hồng bị mất.

Thủ tục làm sổ hồng mới nhất đối với nhà ở riêng

Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các thành phần dưới đây:

  • Đơn đăng ký cấp sổ hồng mẫu mới theo Mẫu số 04a/ĐK.
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính.
  • Các loại giấy tờ liên quan đến việc sở hữu nhà chẳng hạn như: giấy phép xây dựng nhà, hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; hoặc giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình thương, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; hay các loại giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở, mua bán nhà đất,nhà cửa,…
  • Các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất, bao gồm như: giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993; giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời; hay giấy tờ hợp pháp về vấn đề kế thừa, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất,…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cá nhân, hộ gia đình có thể đến nộp hồ sơ tại một trong các địa điểm  như sau:

  • UBND cấp xã , phường, thị trấn nơi có đất.
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, hay cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND tỉnh.
  • Văn phòng nơi đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Đầu tiên sau khi cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ, sẽ tiến hành phản hồi kết quả và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ. Tuy nhiên nếu xảy ra vấn đề hồ sơ bị thiếu sót, sai lệch thì trong vòng 3 ngày tại cơ quan nơi tiếp nhận bắt buộc phải thông báo ngay cho người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ.

Bước 4: Giải quyết và trao kết quả

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Đối với người nộp hồ sơ có nhiệm vụ hoàn tất tài chính theo đúng thời hạn đã thông báo. Tiếp theo cần xuất trình cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ để được ký xác nhận cấp giấy chứng nhận và được cấp sổ hồng bản chính.

sổ hồng là gì

sổ hồng là gì

Thủ tục làm sổ hồng đối với nhà chung cư

Bước 1: Gửi hồ sơ

Chủ đầu tư cần phải nộp một số loại giấy tờ quan trọng sau đến Sở Tài Nguyên và Môi trường sau khi công trình đã hoàn thành:

  • Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư
  • Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết theo tỷ lệ 1/500
  • Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ dự án phát triển nhà ở
  • Sơ đồ nhà, đất đã xây dựng cùng với danh sách các căn hộ
  • Báo cáo kết quả dự án

Bước 2: Kiểm tra hiện trạng và điều kiện chuyển nhượng

Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ, Sở tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành kiểm tra xác thực hồ sơ. Thời gian trong vòng 30 ngày chủ đầu tư dự án sẽ nhận được kết quả kiểm tra. 

Bước 3: Thực hiện giải quyết yêu cầu

Bước 4: Cơ quan trao kết quả nhận sổ hồng chung cư

Qua bài viết trên đây, chúng tôi là công ty Nhà Đất Miền Bắc hy vọng đã cung cấp tới cho các bạn đọc được những thông tin thực sự hữu ích nhằm giải đáp, trả lời cho tất cả thắc mắc sổ hồng là gì, các nội dung chính, cơ bản cũng như quy trình làm sổ hồng như thế nào nhé!

Có thể bạn quan tâm:




Đăng ký để nhận ngay

Bảng giá & chính sách chiết khấu

GREEN DIAMOND 93 LÁNG HẠ